Kịch bản chương trình Team Building ấn tượng, thú vị

Đối với các hoạt động đội nhóm ngoài trời hay trong nhà thì việc xây dựng kịch bản là điều vô cùng quan trọng. Bởi đây là yếu tố then chốt để sự kiện diễn ra thành công tốt đẹp và gây ấn tượng mạnh với các khách mời tham dự. Gửi đến bạn những thông tin chi tiết và mẫu kịch bản chương trình team building chi tiết, chia sẻ từ công ty tổ chức sự kiện Thanh Niên. Xem ngay!

 

kịch bản chương trình team building
Kịch bản chương trình team building là gì?

Tham khảo thêm tại website của công ty tổ chức sự kiện Thanh Niên.

Tư vấn và báo giá tại hotline: (0255) 6283 777 – 0944010409 hoặc page công ty.

Kịch bản chương trình team building là gì?

Kịch bản chương trình team building là kịch bản bao quát toàn bộ của một chương trình team building. Nó thường bao gồm các hạng mục: Thời gian, thời lượng, nội dung chính, tên người phụ trách,…Tất cả được sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian một cách logic, khoa học, hiệu quả.

Bởi vì mang tính khái quát toàn bộ nội dung, nhiệm vụ của các cá nhân, tập thể tham gia chương trình. Cho nên, từ đó mà ban tổ chức, người chơi cũng sẽ có trách nhiệm với công việc được giao, đảm bảo truyền tải đầy đủ ý tưởng của người lên kịch bản Team building.

Việc xây dựng một kịch bản chuyên nghiệp, chỉn chu, chuẩn mực không chỉ giúp đội ngũ nhân sự chạy chương trình và ban tổ chức có thể kiểm soát được thời lượng của chương trình; mà còn góp phần giúp cho tiến trình sự kiện diễn ra một cách suôn sẻ.

Yếu tố quan trọng của kịch bản chương trình team building

xây dựng kịch bản chương trình team building
Yếu tố quan trọng của kịch bản chương trình team building?

Thông thường, một kịch bản chương trình team building gồm 4 phần: Phần 1: Chuẩn bị, khởi động, phần 2: Tham gia thử thách, phần 3: Tổng kết trao giải, phần 4: Chụp ảnh kỉ niệm. Và để xây dựng một kịch bản ấn tượng, người phụ trách cần xác định rõ:

  • Ngân sách tổ chức chương trình team building bao nhiêu;
  • Hình thức tổ chức chương trình team building ra sao;
  • Mục đích, thông điệp tổ chức chương trình team building thế nào;
  • Đối tượng tham gia chương trình team building gồm những ai;
  • Địa điểm và thời gian tổ chức chương trình team building.

Gợi ý lên kịch bản theo 5W1H: WHAT (Cái gì), WHERE (Ở đâu), WHEN (Khi nào),  WHY (Tại sao), WHO (Là ai), HOW (Làm thế nào).

Mẫu kịch bản chương trình team building chuyên nghiệp

Dưới đây là mẫu thiết kế kịch bản team building phổ biến nhất, chia sẻ từ công ty tổ chức sự kiện Thanh Niên, tham khảo ngay để linh hoạt lên kế hoạch chương trình team building ý nghĩa cho công ty, tổ chức của bạn!

Phần 1. Chuẩn bị

  • Tập trung: Kiểm tra nhân sự, đội ngũ phục vụ và hệ thống âm thanh, đạo cụ; hát bài nối vòng tay lớn, đường đến ngày vinh quang, niềm tin chiến thắng;
  • Chia đội: Đếm số chia đội, phát ruy băng, đồng phục; các đội đặt tên đội, khẩu hiệu, nhảy vũ điệu riêng;
  • Khởi động: Bắt đầu với những trò chơi khởi động + mini game vui nhộn như: Massage, Bắn tên, Alibaba, Con Thỏ, Sóng biển; Kết đoàn; Trò chơi Cá lớn, cá bé; Thư pháp bằng mông, Cả nhà thương nhau, Ta là vua, Nhảy theo đội trưởng;…;

Phần 2: Tham gia thử thách

Các thành viên tham gia thử thách từ chương trình (nên tạo từ 3 – 4 – 5 thử thách);

Một số các thử thách team building thường thấy: Nhảy bao bố, Đuổi hình bắt chữ, Keo sơn một nhà, Vẽ tiếp sức, Bàn ăn bingo, Ăn táo trên dây, Nối từ, Thổi bay đá – Khá là lạnh, Ai nhanh hơn, Vượt xe tăng trên cát, Đưa nước về làng, Con đường trơn trượt, Gió thổi về đâu, Đi tìm một nửa, Ra khơi, Cá lớn, cá bé, Đội quân thần tốc, Bánh xe đồng đội, Kéo co, Cuộc đua cờ tiêu, Bịt mắt đập niêu, Ngoáy mông đoán chữ, Shipper tài ba, Tìm kho báu, Trận chiến âm thanh, Đào mỏ,…;

Phần 3: Tổng kết, trao giải

  • Tổng hợp kết quả, vinh danh đội giành chiến thắng và trao quà;
  • Bình chọn: Thành viên năng nổ, lăn xả nhất; đội trưởng giỏi nhất; đội đoàn kết nhất,…;
  • Trao phần thưởng cho từng đội.

Phần 4: Chụp ảnh lưu niệm, kết thúc chương trình

Chụp ảnh kỷ niệm; cùng rồng rắn và hát vang bài năm anh em trên 1 chiếc xe tăng;

Lưu ý: Mẫu kịch bản này có thể áp dụng cho công ty, doanh nghiệp, đoàn thể, lớp, tập thể khác,…Tuỳ vào nhiều yếu tố khác nhau (mục đích chương trình, số lượng – đặc trưng người tham gia mà việc lên kế hoạch cũng có sự khác nhau).

4 lưu ý khi xây dựng kịch bản chương trình team building

kịch bản team building
Các lưu ý khi xây dựng kịch bản chương trình team building?

Khi xây dựng kịch team building, cần lưu ý một vài điều sau:

Đối tượng tham gia team buildingCần xác định đúng đối tượng tham gia chương trình: Học sinh, sinh viên, nhân viên, tỷ lệ nam/nữ tham gia, tình trạng sức khỏe,…Với mỗi một đối tượng sẽ có những chương trình team building và trò chơi team building khác nhau;
Mục tiêu tổ chức chương trình team buildingXác định mục đích cuối cùng cần đạt được của chương trình team building. Từ đó, phác thảo kế hoạch và lựa chọn các thể loại trò chơi phù hợp nhằm thúc đẩy, bộc lộ và đạt được mục tiêu đó;
Thời gian, địa điểm tổ chức team buildingViệc xác định thời gian tổ chức giúp nắm được thời gian diễn ra sự kiện. Từ đó có thể tính toán, sắp xếp, phân chia thời lượng các tiết mục một cách phù hợp và dễ dàng giám sát tiến độ chương trình hơn;
Trò chơi team buildingKịch bản trò chơi team building thông thường được chia thành 4 – 5 trò chơi. Mỗi trò chơi sẽ có một tên gọi riêng, mục đích, ý nghĩa khác nhau nhưng vẫn có sự liên kết, phù hợp với chủ đề và thông điệp của chương trình;

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách xây dựng kịch bản chương trình team building cơ bản được chia sẻ bởi Thanh Niên Event. Quý công ty, doanh nghiệp có nhu cầu lập kế hoạch chi tiết, chuyên nghiệp, gọi ngay: (0255) 6283 777 – 0944010409.